Cải tạo chung cư cũ ở Tp.HCM và cách bán nhanh chóng
Tình trạng pháp lý sở hữu căn hộ qua nhiều thời kỳ phức tạp, chỉ tiêu quy hoạch không đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Dù đã có nhiều nỗ lực trong việc cải tạo, xây mới, công tác quản lý chất lượng chung cư cũ trên địa bàn TP.HCM vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân
Không chờ đến vụ sập khu nhà tập thể gây chết người tại Hà Nội vừa qua mà dư luận mới tỏ ra lo lắng về sự an toàn tại các chung cư cũ đã xuống cấp. Tại các đô thị lớn như TP.HCM, nỗi lo ấy đã tồn tại nhiều năm nay, dù chính quyền thành phố không ngừng nỗ lực trong việc cải tạo chất lượng.
Ỳ ạch di dời chung cư cũ xuống cấp
✽Theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM về việc tháo dỡ chung cư cũ trên địa bàn Thành phố
Hiện trên địa bàn có 1.244 chung cư; trong đó có 533 chung cư, nhà tập thể được xây dựng trước năm 1975 với 50.460 căn tương đương 3,4 triệu m2 sàn xây dựng.
Giai đoạn 1998 – 2005 tháo dỡ được 10 chung cư (14 lô) với gần 58.000m2 sàn.
Giai đoạn 2006 – 2010 tháo dỡ 11 chung cư cũ (16 lô) với quy mô hơn 95.000m2 sàn, xây mới được 274.000m2.
Giai đoạn 2011 – 2015 tháo dỡ được 11 chung cư (16 lô) với gần 110.000m2 sàn, xây mới được 208.000m2 sàn.
Đánh giá thực trạng cải tạo chung cư cũ, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng:
Tiến độ cải tạo, xây mới các chung cư xuống cấp nghiêm trọng trên địa bàn vẫn còn rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu chỉnh trang đô thị cũng như nhu cầu của người dân.
Nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà tham gia cải tạo, nâng cấp, xây dựng lại các chung cư cũ do chưa có chính sách, cơ chế phù hợp.
✽Nguyên nhân chính của tình trạng chậm trễ cải tạo chung cư cũ:
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng kéo dài, thậm chí không thực hiện được không không đạt được tiếng nói chung giữa người dân và chủ đầu tư.
Ít chủ đầu tư có năng lực về quỹ nhà tạm cư, tái định cư.
Tình trạng pháp lý sở hữu căn hộ qua nhiều thời kỳ phức tạp, chỉ tiêu quy hoạch không đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Cùng với đó, việc quản lý chất lượng các khu tái định cư còn hạn chế, nhiều nơi đã xuống cấp nghiệm trọng sau khi đưa vào sử dụng. Đơn cử như khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh đã bị hư hỏng nặng, thậm chí nhiều block không có người vào ở.
Giải pháp nào cho việc cải tạo chung cư cũ?
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương cho thành phố được áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư đối với các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đang trong tình trạng hư hỏng nặng, cấp độ cực kỳ nguy hiểm, Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật. Đây được coi là giải pháp tháo gỡ nút thắt lâu nay trong cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố.
➤Động thái của UBND TP.HCM:
Chỉ đạo Sở Xây dựng khẩn trương hoàn chỉnh Kế hoạch tổ chức thực hiện cải tạo, xây mới chung cư cũ bị hư hỏng nặng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020.
Phân công, ủy quyền cho UBND các quận huyện thực hiện cải tạo, xây thay chung cư cũ xuống cấp và di dời các hộ dân sống trên và ven kênh rạch.
Yêu cầu Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn UBND các quận huyện về chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo triển khai các nội dung đã được phân công.
➤Động thái của UBND các quận huyện:
Phê duyệt dự toán kinh phí sửa chữa và kinh phí kiểm định.
Ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm định cho chủ sở hữu nhà chung cư.
Phê duyệt và công bố kế hoạch cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới thay thế chung cư cũ.
Công nhận chủ đầu tư dự án.
Chấp thuận, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Phê duyệt phương án di dời, bố trí tạm cư và phương án cưỡng chế phá dỡ khẩn cấp.
Ban hành quyết định chấp thuận đầu tư dự án.
Theo kế hoạch, TP.HCM sẽ triển khai nhiều giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây mới các chung cư cũ. Trong đó mục tiêu đến năm 2020 sẽ tháo dỡ, di dời ít nhất 50% trong tổng số 474 cư, nhà tập thể đã xuống cấp.
Leave a Reply