Tp.HCM: Tín dụng đổ vào BĐS tăng đột biến đến bất ngờ
So với cuối năm 2014, hiện nợ xấu trên địa bàn TP giảm 15,6% (giảm 8.835 tỷ đồng). Trong trường hợp loại trừ các ngân hàng thương mại cổ phần được
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM về hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP trong năm 2015, dư nợ chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở tính đến 31/12/2015 đạt gần 3.900 tỉ đồng, con số này gấp 3,58 lần so với cuối năm trước đó.
Tín dụng trung và dài hạn tăng cao, chiếm tỷ trọng cao hơn tín dụng ngắn hạn. Cuối năm 2015, dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt hơn 711.000 tỷ đồng (tăng 28,7%), chiếm 57,6% trong tổng dư nợ tín dụng.
tín dụng BĐS
Đối với lĩnh vực địa ốc, dư nợ chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở tính đến 31/12/2015 đạt khoảng 3.900 tỷ đồng, gấp 3,58 lần so với cuối năm 2014. Dự nợ cho vay với khách hàng doanh nghiệp đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng (7 khách hàng doanh nghiệp), dư nợ với khách hàng hộ gia đình, các nhân là 2.900 tỷ đồng.
Tại Tp.HCM, tổng dư nợ tín dụng đến cuối năm 2015 đạt hơn 1,23 triệu tỷ đồng, so với cuối năm 2014 đã tăng 15,6%. Trong 5 năm qua, đây là tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất.
Nợ xấu trên địa bàn Tp.HCM tính đến ngày 30/11/2015 chiếm 4,03% trong tổng dư nợ. So với cuối năm 2014, hiện nợ xấu trên địa bàn TP giảm 15,6% (giảm 8.835 tỷ đồng). Trong trường hợp loại trừ các ngân hàng thương mại cổ phần được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng thì nợ xấu trên địa bàn Tp.HCM chỉ còn chiếm 2,3% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2016 trên địa bàn Tp.HCM vừa qua, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Phước Thanh cho hay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục siết chặt quản lý trong năm 2016 để đảm bảo tăng trưởng đi đôi với chất lượng. Tín dụng tăng trong năm qua là do tập trung cho vay một số doanh nghiệp lớn, các dự án bất động sản và một số dự án dài hạn nên rủi ro rất lớn, vì thế cần phải kiểm soát.
Năm 2016, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát tín dụng bất động sản và tín dụng dài hạn vì nguồn vốn của ngân hàng ngắn hạn, do đó việc cho vay dài hạn sẽ gây mất cân đối, rủi ro rất lớn. Ngân hàng Nhà nước sẽ ‘lưu ý’ tới các dự án xây dựng hạ tầng có thời gian cho vay đến vài chục năm.
Leave a Reply